Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

Cái gì của mình thì sẽ là của mình ?????? CÓ PHẢI VẬY KHÔNG?


Vô tình đọc được idea này của 1 anh trên blog thấy cũng hay. giờ đem ra mổ xẻ với bà con
Ngày xưa, không bao giờ Leo nghĩ vậy. Cái gì của mình- thật ra chỉ là mình sẽ có cơ hội gặp đó và biết đuợc đó là cái mình cần, mình muốn.  - nhưng rõ ràng nằm đó mà nhìn thì đúng là nó sẽ nhanh chóng rơi vào vòng tay nguời khác thôi 
Quan điểm của Leo là một khi đã biết đó là của mình thì: phải bằng mọi cách nỗ lực - thậm chí đôi khi là  THỦ ĐOẠN - khiến nó thật sự là chỉ của riêng mình và làm cho nó tự hiểu rằng nó là của ta. Chính nó tìnhnguyện ở lại bên ta.Cái gì của mình thì sẽ là của mình - Uh thì cứ ngĩ vậy đi - và cứ tự nhủ rằng nó là của ta thì nó mãi mãi bên ta an toàn.  XIN THƯA : NO WAY!!!  Không đầy 3 ngày - nó sẽ vào tay kẻ khác - và đôi khi không bao giờ ta get back nó được!  Suy nghĩ đó có vẻ như ta đã chấp nhận thua cuộc - chấp nhận ngồi đó và phó mặc cho số phận.  Dường như ta sợ hay lười nhác mà không cố gắng tranh đấu tìm lại những gì thuộc về ta. Tóm lại đó là một quan điểm yếu đuối. - Cứ cố gắng đi nỗ lực đi dù có thể kết quả không như ta mong đợi hay càng nhiều hy vọng rồi sau đó biết đâu ta sẽ đau khổ nhiều hơn nhưng ta sẽ không bao giờ hổ thẹn với lòng
Nếu như bạn suy nghĩ như vậy thì có lẽ bạn đã bác bỏ phủ nhận sự cố gắng nỗ lực của BARRACK OBAMA trong việc cố gắng tranh giành quyền bầu cử để lấy được chiếc ghếTổng Thống. Vì nếu ông ta mà biết trước chiếc ghế đó là của mình, ông ta nghĩ rằng “Cái gì là của mình thì sẽ là của mình!” thì liệu ông ta có cố gắng, vận động tranh cử, đọc biết bao bài diễn văn. Nếu ông ko cố gắng làm những việc đó thì nó có còn là của ông ? - he he mình chưa từng thấy ai nghĩ rằng : Ta sẽ là US President - sau đó cứ ngồi đó lẩm bẩm rồi vài năm sau trở thành US President thật   - nực cười quá mà! 
Rồi Steve Job của APPLE có còn được mọi người nhớ đến khi đã tạo ra thiết bị IPOD, IPHONE và những sáng kiến phát minh hết sức độc đáo làm rung động biết bao nhiêu trái tim của dân công nghệ. Rồi BILL GATES có còn được cả thế giới biết đến qua WINDOWS hay OFFICE, khi mà chiếm đến hơn 80% máy tính sử dụng tòan cầu cài đặt hệ đìêu hành của ông.
Nếu như cả 3 người nổi tiếng trên, họ đều quan niệm như thế, họ kô thay đổi, họ không có chiến lược cũng như sự cố gắng, thì liệu họ có được vị trí và chỗ đứng như ngày nay.
Đời này nhất là trong thời đại tên lửa - mà "há miệng chờ sung" thì chỉ sợ rằng sung dập,sung ôi, sung thúi, sung sượng, sung sâu...  cũng không còn nói gì tới sung ngon he he.. Có thể dùng 2 ví dụ đơn giản trong sự nghiệp và tình yêu. Bạn trẻ , tràn đầy nhiệt huyết, sẵng sàng cống hiến cho công việc cho thành công của tập thể. Bạn mơ uớc làm nhà lãnh đạo. Và " cái gì của mình thì sẽ là của mình" - ban chả có nỗ lực gì cả. Bạn không hề có sáng kiến đóng góp gì cho công ty. Bạn chỉ là một nhân viên bình thường - âm thầm lặng lẽ, chả nổi bật chả ấn tượng - bạn nghĩ cái ghế manager hay team leader sẽ là của bạn àh. Again XIN THƯA : NO WAY!!!  ha ha ha...
Còn tình yêu - tình yêu là hạnh phúc và mọi người chắc đã nghe -  HẠNH PHÚC LÀ ĐẤU TRANH. Con đường tìm thấy nguời mình yêu, chinh phục họ, cùng họ vượt qua sóng gió, sống với họ và giữ được họ trong cuộc đời ta rõ ràng la những nỗ lực không ngừng. Từ một người xa lạ, họ thành người quen,người yêu  rồi là - bạn đời - partner của ta của một quá trình dài cam go đầy thử thách. Nếu rung đùi rồi mang cái tư tưởng "cái gì của mình sẽ là của mình."... thì chắc ế luôn . Trong mọi việc, nhất là trong tình cảm, Leo càng không là tin như vậy.
Nếu "cái gì của mình sẽ là của mình." là đúng thì:
  1. Tại sao có những cặp tình nhân chia tay nhau trong nước mắt - mặc dù họ đã cùng nhau thề non hẹn biển, trải qua những ngày tháng hạnh phúc hy vọng. Họ gặp nhau yêu nhau -chẳng phải họ là của nhau sao?
  2. Tại sao có những người vợ đành nhìn chồng mình ra đi theo nguời khác - Họ chẳng những chứng minh họ là của nhau mà còn tự nguyện trói buộc nhau và bên cạnh nhau qua bao nhiêu năm tháng, cùng nhau đối mặt với thử thách của cuộc đời rồi thì sao? Có lẽ họ ở cạnh nhau nhưng quên mất một việc - PHẢI GIỮ LẤY NHAU. Người vợ có lẽ đã quên cách chăm sóc bản thân, làm họ trở nên già cỗi tiều tụy trong mắt chồng. Người chồng thì vô tâm vô tình- không quan tâm hay chia sẽ gánh nặng gia đình với vợ. VÀ.. chuyện gì đến cũng đến. Họ xa nhau vì chủ quan tin rằng : họ là của nhau rồi. không cần phải giữ, không mất đi đâu cả. SAI LẦM!
Cuộc sống thì sao? Có những cơ hội nó chỉ đến với bạn 1 lần, bạn cạnh tranh với bao nhiêu người để giành được 1 vị trí nào đó trong xã hội ? Bản thân Leo đã trải qua điều này rồi - Năm ấy cơ hội đến với Leo và Leo biết nêu không đấu tranh để có được vị trí này chắc bay giờ ngồi ở xó nhà or làm cu ly trong cai cty nào đó rồi. Nếu bạn kô nhảy vào thì sẽ có người khác nhảy vào, vậy xin hỏi liệu đìêu đó có còn là của bạn, cô gái đó có còn của bạn, chàng trai đó còn yêu bạn hay đơn giản hơn ? Hay là của người ta mất rồi ?  
Thành ngữ tiếng anh có 1 câu EASY COME, EASY GO... -  câu này  có thể hiểu là "Của thien trả địa" but Leo nghĩ sửa lại thế này: " HARD COME , EASY GO"  he he.. $$$có thể là 1 ví dụ đúng nhất .Đi làm hay kinh doanh để kiếm được tiền dễ không?  KHÔNG - đi làm 22 ngày từ sang đến tối vấtvả cuối tháng mới có lương - đại gia kinhdoanh đêm đêm cũng phải vắt óc tìm cách sống còn , nhìu khi chỉ 1 đêm là làm ăn mày  Nhưng xài tiền dễ không. He he khỏi nói. 1 chiều shopping hay 1 đêm đi bar là hết 2 -3 tháng lương của công nhân như chơi. Có gì là khó đâu -

Tuy nhiên, cũng có 1 việc cần phải nói: '" Đấu tranh để giành lấy cái gì là của mình đôi lúc lại trở thành sân si và bon chen - và ta lại tự làm ta đau khổ"
Nhưng Leo vẫn khẳng định:" cái gì của mình…có thể không còn là của mình!!!  - nếu ta không nỗ lực gìn giữ nó.
Mọi ngừơi nghĩ sao? Hãy nói quan điểm cho Leo biết nha 

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011

Mua cổ phiếu quỹ - Thiệt nhiều hơn lợi


NĐT dễ thấy mua lại cổ phiếu quỹ sẽ làm tăng lợi nhuận trên mỗi CP (EPS). Nhưng ít ai để ý việc mua lại cổ phiếu quỹ làm giảm đi giá trị sổ sách (book value).
Trên thị trường hiện có khá nhiều công ty niêm yết đăng ký mua CP quỹ (CPQ) với nhiều mục đích khác nhau, nhưng nhìn chung việc mua vào CPQ đang gây thiệt nhiều hơn lợi.
NĐT dễ thấy mua lại CPQ sẽ làm tăng lợi nhuận trên mỗi CP (EPS), cũng như làm tốc độ tăng trưởng EPS của công ty tốt hơn. Nhưng ít ai để ý việc mua lại CPQ làm giảm đi giá trị sổ sách (book value). Hiện nay nhiều NĐT giá trị sử dụng chỉ số P/B (giá chia cho giá trị sổ sách) như một tiêu chí để tìm kiếm CP rẻ đang giao dịch dưới giá trị thực.
Do vậy việc mua CPQ có thể làm kết quả tìm kiếm này bị sai lệch, tỷ số P/B trở thành thước đo vô dụng trong việc định giá CP. Một công ty giảm số lượng CP đang lưu hành thông qua việc mua CPQ có thể làm công ty này được định giá ở mức quá cao nếu dựa vào tiêu chí giá trị số sách.
Tại sao việc mua lại CPQ sẽ tốt cho tốc độ tăng trưởng EPS nhưng lại làm xấu đi giá trị sổ sách? Do giá trị sổ sách còn được gọi là vốn chủ sở hữu, được định nghĩa là tổng tài sản của công ty trừ đi các khoản nợ. Giá trị sổ sách trên mỗi CP (thư giá) là tổng giá trị sổ sách chia cho số lượng CP đang lưu hành. Để xem xét việc mua lại CP ảnh hưởng đến EPS và thư giá của một công ty như thế nào, nên xem xét thí dụ sau:
Công ty ABC có tổng tài sản 300 tỷ đồng và tổng nợ 150 tỷ đồng. Như vậy giá trị sổ sách của công ty là 150 tỷ đồng. Nếu công ty ABC có 10 triệu CP đang lưu hành, thư giá của công ty sẽ là 150 tỷ đồng : 10 triệu =15.000 đồng. Giả sử lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông công ty 20 tỷ đồng, tương đương EPS = 20 tỷ đồng : 10 triệu CP = 2.000 đồng. ROE của ABC 2.000 : 15.000 = 13,33%.
Giả sử giá CP ABC đang giao dịch mức 20.000 đồng/CP và ABC sẽ mua 3 triệu CPQ. Công ty phải chi ra 60 tỷ đồng để mua. Trong thực tế, việc mua lại CPQ có thể diễn ra trong vài tháng và có nhiều mức giá khác nhau, nhưng để minh họa ở đây giả định tất cả xảy ra trong một lần. Sau khi mua lại CPQ, EPS và thư giá của công ty ABC được minh họa như sau:
Tổng tài sản 240 tỷ đồng (300 tỷ - 60 tỷ chi mua CPQ) và tổng nợ là 150 tỷ đồng, giá trị sổ sách của công ty còn 90 tỷ đồng. ABC chỉ còn 7 triệu CP đang lưu hành (10 triệu CP ban đầu - 3 triệu CPQ), thư giá của công ty sẽ là 90 tỷ : 7 triệu CP = 12.857 đồng. Lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông công ty giả sử không thay đổi đạt 20 tỷ đồng, nhưng EPS là 20 tỷ : 7 triệu = 2.857 đồng. ROE của ABC 2.857 : 12.857 = 22,22%
Rõ ràng thư giá của công ty sẽ bị bóp méo khi mua số lượng lớn CPQ với giá cao hơn thư giá. Việc mua CPQ có thể cải thiện EPS từ 2.000 đồng lên 2.857 đồng, tăng thêm 42,85% dù lợi nhuận không thay đổi. Việc mua lại CPQ cũng làm cho ROE của công ty từ mức bình thường 13,33% lên mức cao 22,22% nhưng lại làm thư giá giảm từ 15.000 đồng xuống còn 12.857 đồng.
Việc ROE cải thiện làm cho một doanh nghiệp bình thường có thể được đánh giá như một doanh nghiệp rất tốt. Tuy nhiên nên có cái nhìn thận trọng khi xem xét chỉ tiêu ROE đối với công ty thực hiện mua số lượng lớn CPQ.
Giải pháp an toàn cho NĐT là khi nhìn vào sự hấp dẫn của tăng trưởng EPS và ROE của một công ty, đừng nên bỏ qua chỉ tiêu P/B, chỉ tiêu giúp phát hiện những thủ thuật làm EPS và ROE tăng trưởng từ việc mua CPQ.